fbpx

> GIẢI NGÂN NHANH CHÓNG > LÃI SUẤT THẤP Vay ngay Vay bằng xe ô tô

TƯ VẤN QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

Hiện nay những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính gây áp lực ngày càng lớn lên các công ty và chuỗi cung ứng của họ, cùng với việc các nhà đầu tư và cơ quan xếp hạng tín dụng nhận thấy mức độ rủi ro ngày một tăng cao, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tập trung vào việc tối ưu hóa khả năng thanh khoản và dòng tiền tự do của công ty.

Từ kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng trong việc cải thiện nguồn vốn lưu động, các CEO, CFO, hoặc Cổ đông của công ty, đang phải đối mặt với một trong những vấn đề sau:

  • Nhu cầu vốn lưu động tăng cao từ việc mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh
  • Thiếu khả năng kiểm soát tiền mặt và hiệu quả sử dụng vốn lưu động xuyên suốt tổ chức, và toàn bộ chu kì vốn lưu động
  • Sự thiếu nhận thức về tiền mặt qua các phòng ban và vị trí địa lý, không có mục tiêu vốn lưu động và sự khuyến khích
  • Cân bằng vốn lưu động khó khăn trong việc quản lý sự đánh đổi giữa tiền, chi phí và kinh doanh
  • Các khoản phải thu quá hạn và các khoản nợ xấu không thu hồi được chiếm tỷ trọng lớn
  • Chưa tối ưu sự kiểm soát trong việc thiết lập và quản lý các điều khoản thanh toán của khách hàng và nhà cung cấp
  • Thiếu chính xác trong quy trình Hoạch định phối hợp sản xuất và bán hàng (“S&OP”) và khả năng kiểm soát hàng tồn kho
  • Chất lượng dịch vụ khách hàng và hiệu suất hoàn thành công việc đầy đủ, đúng thấp (“On Time In Full”)

Các chương trình quản lý vốn lưu động không chỉ mang lại thêm giá trị cho cổ đông, mà còn có khả năng tự tài trợ hoạt động

JAMBALA HỖ TRỢ

  • Thực hiện so chuẩn vốn lưu động của Công ty với các doanh nghiệp khác trong ngành để xác định cơ hội cải tiến vốn lưu động
  • Tiến hành rà soát để xác định những điểm có thể khắc phục đem lại hiệu quả nhanh chóng (“quick win”), đồng thời tìm ra các cơ hội cải thiện vốn lưu động cho các mục tiêu dài hạn hơn
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết để giải phóng tiền mặt và mang lại các cải tiến mang tính bền vững
  • Hỗ trợ trong việc thực hiện chương trình giảm thiểu vốn lưu động bền vững bằng các quy trình mạnh mẽ, mang tính liên kết và hiệu quả cao, chú trọng vào các đòn bẩy chính.
  • Tối ưu hóa toàn bộ các quy trình liên quan đến “chu kỳ vốn lưu động” (“working capital cycle”)
  • Đánh giá tính khả dụng của tài chính chuỗi cung ứng (“Supply Chain Finance”), đồng thời tham gia tư vấn thiết kế và triển khai chương trình này cho khách hàng
  • Giám sát mức độ tuân thủ
  • Xác định và cải tiến các điều khoản thanh toán thương mại
  • Xây dựng và đưa vào một “văn hóa tiền” (cash culture) trong doanh nghiệp, nơi sự đánh đổi giữa tiền, chi phí và doanh thu được đánh giá và tối ưu hóa.

ĐỐI TƯỢNG JAMBALA HỖ TRỢ

Các  doanh nghiệp đang gặp kho khăn về thanh khoản, nhưng đang nỗ lực để không phải đóng cửa. Trong bối cảnh của một thương vụ Mua bán và Sáp nhập (M&A), chúng tôi đem lại các giải pháp phù hợp cho cả 2 giai đoạn, trước và sau thương vụ.

Các khách hàng tiềm năng của chúng tôi thường có những đặc điểm như:

  • Vốn lưu động chiếm từ 10 tới 15% của doanh thu từ hoạt động kinh doanh
  • Các hạng mục như nguyên vật liệu/hàng đang sản xuất/ thành phẩm ít được sử dụng, hoặc cần bỏ đi chiếm đến 10% tổng giá trị hàng tồn kho
  • Các khoản phải thu quá hạn từ 60 tới 90 ngày, với khả năng thu hồi thấp chiếm tỷ trọng lớn
  • Liên tục trì hoãn thanh toán cho nhà cung cấp, điều này che giấu tình trạng thực tế của vốn lưu động
  • Tỉ suất nợ trên vốn tăng cao do phụ thuộc nhiều vào vay mượn để tài trợ hoạt động kinh doanh

KIẾN THỨC ĐẦU TƯ