fbpx

Xem thêm Gói hỗ trợ "Tăng cường năng lực tài chính" Xem thêm Khách hàng cá nhân Xem thêm Khách hàng doanh nghiệp Xem thêm Tài trợ thương mại Xem thêm Tư vấn thương vụ Xem thêm Tư vấn tài chính Startup

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Tranh chấp HĐTD ngân hàng cũng là một loại tranh chấp hợp đồng nói chung, do đó có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, với bản chất đặc thù của HĐTD, tranh chấp HĐTD ngân hàng mang một số đặc trưng riêng biệt để có thể phân biệt với các loại tranh chấp hợp đồng khác. Có thể khái quát đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng các ý sau:

Thứ nhất, giá trị của tranh chấp HĐTD ngân hàng thường có giá trị lớn hoặc thậm chí là rất lớn.

Thứ hai, tranh chấp HĐTD ngân hàng được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp.

Thứ ba, tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là TCTD và phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng cho vay, bị đơn là bên đi vay.

Thứ tư, đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.

Thứ năm, tranh chấp HĐTD ngân hàng thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Thứ sáu, tranh chấp HĐTD phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp.

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “cấp tín dụng” là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Theo đó:

  • Hợp đồng tín dụng về bản chất là Hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

  • Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THƯỜNG GẶP

Tranh chấp trong Hợp đồng tín dụng thông thường có hai loại phổ biến là tranh chấp tín dụng và tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng.

Đối với tranh chấp tín dụng

  • Tranh chấp tín dụng là tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt Hợp đồng tín dụng.

  • Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác.

  • Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng cho vay nói riêng, hợp đồng tín dụng nói chung, thường xảy ra các tranh chấp giống nhau tập trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng

Đầu tiên cần xác định là khi tiến hành xác lập Hợp đồng tín dụng thì đi kèm với đó là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại Điều 292 BLDS 2015 thì hiện nay pháp luật thừa nhận có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng tín dụng có 5 biện pháp được sử dụng gồm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 295 BLDS 2015 thì tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Các loại tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp như:

  • Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế

  • Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm

  • Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm

  • Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm…

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Tranh chấp Hợp đồng tín dụng cũng như các loại hợp đồng khác, điều mà các bên hướng tới là nhanh chóng “giải quyết” tranh chấp và đạt được kết quả tốt nhất.

Hòa giải, thương lượng là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là điều vô cùng khó khăn.

Nếu sự tự do thỏa thuận không đem lại kết quả gì, thì có hai phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp là:

  1. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

  2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA TRỌNG TÀI

Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA TÒA ÁN

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau:

  • Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
  • Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Trong cả hai trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.

CHUYÊN GIA CỦA BANCAFIN

Cầm cố tài sản là gì ? Quy định về đối...

0
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản là động...

Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

0
Dịch vụ cầm đồ là một trong những hoạt động tài chính hợp pháp và phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ. Dưới...

Lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ...

0
Khi cho vay, bên cho vay phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về lãi suất cho vay. Nếu cho vay với...

CHÚNG TÔI SẴN SÀNG HỖ TRỢ

Gọi ngay:

0917080810 – 0968080810

Để được tư vấn Thứ 2 – thứ 6: 8h -18h, Thứ 7: 8h -12h

Hỗ trợ trực tiếp

Tòa nhà HPC Lanmark 105, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội

Kết nối