fbpx

> GIẢI NGÂN NHANH CHÓNG > LÃI SUẤT THẤP Vay ngay Vay bằng xe ô tô

10 NỘI DUNG CẦN THIẾT CHO BÀI THUYẾT TRÌNH GỌI VỐN

Nội dung trang bìa

Một trang bìa thu hút, bắt mắt sẽ nhận được sự chú ý của nhà đầu tư, từ đó gia tăng cơ hội gọi vốn thành công. Với bài thuyết trình online hoặc trên sân khấu, trang bìa chính là khoảng lặng thu hút sự lắng nghe và là những giây đầu tiên diễn giả lên dân khấu.

Để tạo điểm nhấn, trang bìa bài thuyết trình gọi vốn nên có logo, tên công ty, hình ảnh sản phẩm hoặc khách hàng mục tiêu muốn hướng tới cùng tiêu đề bài thuyết trình.

Thông tin tổng quan về doanh nghiệp

Người thuyết trình cần minh bạch thông tin doanh nghiệp, mục đích kinh doanh cũng như cho thấy đam mê, sự tự tin vào thị trường. Startup thường tập trung vào thị trường mới hoàn toàn hoặc tạo ra sự khác biệt về kinh doanh, sản phẩm so với doanh nghiệp khác từ thị trường cũ. Theo đó cần trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp bạn làm gì? Lĩnh vực hoạt động? Điều bạn làm có gì mới và đáng quan tâm không?

Bức tranh chung về thị trường

Người thuyết trình cần mô tả về bối cảnh, lĩnh vực startup đang gia nhập, những vấn đề đang tồn tại trong bức tranh thị trường, lý do startup xuất hiện, vị trí các khu vực đang bùng nổ, những giá trị đang tăng, giá trị nào đang giảm. Trong đó, cơ hội dành cho startup nằm ở chỗ bức tranh bị mờ.

Thông tin càng chi tiết càng cho thấy mức độ nghiên cứu, am hiểu thị trường của nhà sáng lập. Nhà đầu tư sẽ mong đợi người thuyết trình trả lời câu hỏi về mục tiêu khi gia nhập thị trường, quy mô, tiềm năng trong lĩnh vực đang khai thác, các xu hướng vĩ mô, vi mô và những khu vực nhắm đến (trong nước hay khu vực)…

Nêu vấn đề

Nhà đầu tư và hội đồng thẩm định kỳ vọng startup sẽ chỉ ra được những vấn đề cụ thể dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp, mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tại sao có giải pháp hoặc sản phẩm này, những ai sẽ quan tâm đến sản phẩm sắp ra mắt của startup… thay vì chỉ nói chung chung.

Giải pháp giải quyết

Startup cần chỉ ra cách tiếp cận vấn đề đã nêu ở trên và hướng giải quyết. Người thuyết trình có thể dùng sản phẩm để minh họa nhưng không phải mô tả chi tiết về sản phẩm.

Bên cạnh tiềm năng, quyết định xuống tiền của nhà đầu tư còn tùy thuộc vào mối quan tâm cá nhân của nhà đầu tư với một dự án. Tuy nhiên, startup cũng có thể nhắm vào khả năng lặp lại và mở rộng quy mô – những yếu tố bất cứ nhà đầu tư nào cũng tìm kiếm

Trong phần này, startup cần giải đáp những nội dung như: Giải pháp này giải quyết được vấn đề như thế nào? Khách hàng có thích giải pháp này không? Cuộc sống khách hàng có thay đổi gì sau khi sử dụng sản phẩm?

Động lực thúc đẩy

Bạn nên thuyết trình gọi vốn khi đã có có những chỉ số thành công nhất định. Tuy nhiên, nếu chưa có các chỉ số thành công, startup vẫn có thể trình bày chiến lược marketing, đối tác hoặc những doanh nghiệp lớn đã tiếp cận hoặc đồng ý bỏ vốn cho công ty, từ đó gia tăng niềm tin về khả năng thành công trong tương lai của startup.

Mức độ hiểu biết về khách hàng

Ở đây, startup cần mô tả chân dung khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng doanh nghiệp đang hướng đến. Thay vì trình bày sức mua, người thuyết trình sẽ đi sâu vào phần trăm khách hàng tiềm năng trong bức tranh tổng của thị trường, lợi nhuận thu được trên mỗi khách hàng.

Khách hàng là ai, cách tiếp cận, chi phí cần bỏ ra, khách hàng có sẵn sàng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn… là những nội dung người thuyết trình cần giải quyết.

Đối thủ cạnh tranh

Ở nội dung này, startup cần thể hiện hiểu biết về ưu, nhược điểm của đối thủ, điểm khác biệt và đánh giá nghiêm túc vị thế của bản thân trên thị trường, không quá ảo tưởng hay hạ thấp giá trị của mình. Những nội dung nhà đầu tư sẽ hỏi xoay quanh vấn đề đối thủ sơ cấp, đối thủ thứ cấp, đối thủ tiềm năng, khả năng gia nhập thị trường của các đối thủ bên ngoài, giá hay chất lượng là yếu tố cạnh tranh chính hiện nay…

Mô hình kinh doanh

Ở nội dung này, nhà đầu tư có thể hỏi về mức độ, thời gian đầu tư của startup để có một khách hàng mới, doanh thu có ổn định và hợp lý không. Người thuyết trình cũng cần thể hiện sự cẩn trọng trong việc dự đoán doanh thu. Nhà đầu tư luôn kỳ vọng các con số lợi nhuận khổng lồ từ startup nhưng cũng sẽ không thích doanh nghiệp “nói quá” về tiềm năng doanh thu.

Startup có thể tạo ra các giả định tài chính về chi phí, doanh thu, thu thập báo cáo tài chính để làm tài liệu bổ sung, thể hiện hiểu biết về dòng tiền, lưu lượng vốn, lợi nhuận biên, điểm hòa vốn, cách định giá… giúp cộng thêm điểm trong mắt nhà đầu tư.

Đội ngũ

Đây là nội dung thường nằm cuối một bài thuyết trình gọi vốn, nhưng lại có giá trị khẳng định hình ảnh của nhóm sáng lập trong mắt nhà đầu tư, trả lời cho câu hỏi: Bạn là ai? Bạn có đáng tin cậy không? Chuyên môn và kinh nghiệm của bạn là gì?

Thông thường, mục tiêu chính của một bài thuyết trình của startup vẫn là gọi vốn. Vì thế, người trình bày cần cho nhà đầu tư biết doanh nghiệp bạn đang cần bao nhiêu vốn, thời gian rót tiền theo tháng hay quý, kế hoạch chi tiêu số vốn một cách cụ thể…, dự báo những thay đổi của doanh nghiệp sau khi được cấp vốn.

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH START UP

CHÚNG TÔI SẴN SÀNG HỖ TRỢ

Gọi ngay:

0917080810 – 0968080810

Để được tư vấn: Thứ 2 – thứ 6: 8h -18h, Thứ 7: 8h -12h

Hỗ trợ trực tiếp

Tòa nhà HPC Lanmark 105, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội

Kết nối

  • Facebook
  • Youtube
  • Tiktok